Thuật ngữ về hàng hoá phái sinh

A

B

Bước giá

Bước giá
VD:Bước giá của sản phẩm Ngô Mini CBOT là 0.125 cent/ giạ
=> Nếu giá ngô đang là 500 cent/gia, thì mức giá tiếp theo chỉ có thể là 500.125 cent/gia (tăng 1 bước giá) hoặc 499.875 cent/gia (giảm 1 bước giá)

Biên độ giá

Đây có thể coi là mức giá trần và giá sàn được Sở Giao dịch quy định, nhằm kiểm soát biến động giá quá mức gây rủi ro cho nhà đầu tư và thị trường.
Với từng mặt hàng, biên độ giá là khác nhau hoặc thậm chí là không có biên độ cụ thể tùy thuộc vào từng Sở giao dịch quản lý
Với sản phẩm Ngô CBOT thì:
Giới hạn giá ban đầu: $0.30/giạ
Giới hạn giá mở rộng: $0.45/giạ
Giới hạn giá mở rộng nông sản ở CBOT sẽ được kích hoạt khi giá thanh toán 1 phiên giao dịch của 1 kỳ hạn bất kỳ trong 1 năm tới đat ngưỡng giới hạn giá ban đầu
Với sản phẩm Bạc NYMEX thì biên độ giá là 10% giá thanh toán phiên trước
Với sản phẩm Cà phê Robusta thì không có biên độ giá cụ thể. Sàn ICE EU sẽ theo dõi và đánh giá rủi ro trực tiếp trong phiên, đồng thời sẽ áp dụng biên độ giá cụ thể mà không báo trước

C

D

Đ

Đặc tả hợp đồng sản phẩm

Đặc tả này mang lại nhiều thông tin cần thiết cho các nhà giao dịch trong quá trình thực hiện các giao dịch phái sinh như Tên sản phẩm, mã sản phẩm, kích thước hợp đồng hay thậm chí là những quy định về chất lượng sản phẩm
Đây là bản tài liệu rất cần thiết và bắt buộc với mỗi nhà giao dịch khi tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh

Độ lớn hợp đồng (contract size)

Độ lớn hợp đồng giúp làm rõ nghĩa vụ thực tế và hiểu rõ mức cam kết về khối lượng giao dịch của các đối tượng tham gia thị trường.
Độ lớn quy định rõ khi ký kết hợp đồng, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với bao nhiêu đơn vị hàng hóa.
Đồng thời, độ lớn hợp đồng sẽ giúp các nhà giao dịch tính toán được các thông số khác khi thực hiện mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa như lãi lỗ dự kiến, lãi lỗ thực tế…
Ví dụ:
Độ lớn của 1 hợp đồng Ngô CBOT đang được giao dịch là 5000 giạ / lot, Ngô Mini CBOT là 1000 giạ/lot
Nếu một người giao dịch bán ba hợp đồng đậu nành, thì có thể hiểu rằng việc giao hàng liên quan đến 15.000 giạ (3 x 5.000 giạ)

Đơn vị yết giá

Đơn vị yết giá mang lại các thông tin về cách quy định giá của sản phẩm đang được giao dịch.
Tùy từng sản phẩm hay từng sàn giao dịch mà đơn vị yết giá sẽ khác nhau
Ví dụ:
Ngô hay đậu tương CBOT được niêm yết giá giao dịch là cent/giạ
Thiếc LME được niêm yết giá giao dịch là USD/tấn
Cao su RSS3 trên OSE được niêm yết giá giao dịch là JPY/kg
Dầu cọ thô trên BMDX được niêm yết giá giao dịch là MYR/metrics ton

E

F

G

Giao dịch hợp đồng liên kỳ hạn (Intermonth)

Chiến lược này thực hiện trên cùng 1 loại hàng hóa, mua 1 kỳ hạn bất kỳ và bán 1 kỳ hạn khác.
Chiến lược này được áp dụng phổ biến là vì chúng có thể gây ít rủi ro hơn khi so sánh với hợp đồng tương lai hoàn toàn. Và vì chúng ít rủi ro hơn, chúng cũng có xu hướng có yêu cầu ký quỹ thấp hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, sẽ có một khoản lỗ ở một nhánh của Intermonth, nhưng sẽ có lợi nhuận ở nhánh còn lại. Nếu thành công, khoản lãi ở nhánh có lợi nhuận sẽ lớn hơn khoản lỗ ở nhánh thua lỗ.

Giao dịch hợp đồng liên hàng hóa (Intercommodity)

Đây là một chiến lược giao dịch có tính rủi ro ít hơn so với giao dịch hợp đồng tương lai hoàn toàn
Các sản phẩm yêu cầu có sự liên quan chặt chẽ tới nhau. Yêu cầu liên quan này dựa vào các đặc điểm, tính chất, mùa vụ, công đoạn… của các sản phẩm để tạo thành các cặp phù hợp như Bạc – Bạch kim (Cùng là kim loại quý) hay Ngô và Lúa mỳ (cùng là nông sản, ngũ cốc, có tính thời vụ)…

Giao dịch hợp đồng liên Sở (Inter-Exchange)

Chiến lược mang tính rủi ro ít hơn so với việc giao dịch hợp đông tương lai hoàn toàn
Chiến lược sẽ được thực hiện mua hợp đồng 1 sản phẩm Sàn A và bán hợp đồng 1 sản phẩm khác trên Sàn B.
Để đem lại hiệu quả cho chiến lược này, các sản phẩm được lựa chọn nên có những điểm tương đồng (độ tương quan cao) hoặc thậm chí là giống nhau như: dầu WTI (CME) và dầu Brent (ICE) hay Cà phê Robusta (ICE EU) và Cà phê Arabica (ICE US)…

Giao dịch Spread

Kinh doanh Spread nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá giữa tối thiểu hai hợp đồng, đồng thời giảm thiểu rủi ro so với giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn.
Trong giao dịch Spread, có thể các chiến lược giao dịch khác nhau:
– Giao dịch hợp đồng liên kỳ hạn
– Giao dịch hợp đồng liên hàng hóa
– Giao dịch hợp đồng liên Sàn…

Giới hạn vị thế

Giới hạn vị thế hoặc hạn mức vị thế với từng sản phẩm được MXV quy định cho từng Thành viên kinh doanh. Từng Thành viên kinh doanh có quyền thiết lập hạn mức vị thế này cho từng Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, phù hợp với hạn mức vị thế của mình
Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, có thể gây ra rủi ro thao túng thị trường

H

Hedge

Trong thị trường, việc giá cả hàng hóa tăng giảm luôn là yếu tố không thể chắc chắn dự đoán được.
Trong kinh doanh sản xuất hàng hóa vật chất, yếu tố giá thay đổi ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể gây ra những thiệt hại nếu như giá cả thay đổi so với quyết định mua (đầu vào) hay bán (đầu ra) của doanh nghiệp.
Hedge hay phòng vệ rủi ro chính là một ứng dụng của giao dịch hàng hóa phái sinh vào thực tiễn doanh nghiệp, bảo hiểm giá cả hàng hóa cho doanh nghiệp khi mua – bán sản phẩm vật chất.

Hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity Futures Contract)

Là hợp đồng đã được Sở giao dịch Hàng hóa tiêu chuẩn hóa (nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm nông nghiệp, .,,) quy định cụ thể về một loại hàng hóa, khối lượng, ngày giao hàng, đồng tiền định giá,.. .Các hợp đồng tương lai được mua /bán giữa các Khách hàng và Sở Giao dịch Hàng hóa (exchanges) thông qua các thành viên thanh toán của Sở Giao dịch Hàng hóa.

Hợp đồng quyền chọn hàng hóa (Commodity Option)

Quyền chọn mua và quyền chọn bán tạo thành cơ sở cho nhiều chiến lược quyền chọn được thiết kế để phòng ngừa rủi ro, kiếm thu nhập hoặc đầu cơ.
Giao dịch quyền chọn có thể được sử dụng cho cả mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ, với các chiến lược từ đơn giản đến phức tạp.
Trong giao dịch quyền chọn, có thể thực hiện Quyền chọn Mua (Call) và Quyền chọn Bán (Put)

I

 

J

K

Kiểu quyền chọn

Kiểu quyền chọn sẽ được quy định trong hợp đồng quyền chọn. Phân loại đối với kiểu quyền chọn có nhiều loại.
+Quyền chọn kiểu Mỹ, bên mua được thực hiện quyền vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian tính cho đến khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn
+Quyền chọn kiểu Châu Âu, bên mua chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn
+Quyền chọn kiểu châu Á là loại quyền chọn mà giá thanh toán được tính dựa vào giá trung bình của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định thay vì thời điểm đáo hạn (còn được gọi là quyền chọn trung bình)

Ký quỹ yêu cầu ban đầu

Khoản ký quỹ này là số tiền ít nhất mà nhà đầu tư phải có trong tài khoản thì mới có thể nắm giữ được 1 hợp đồng mình đang giao dịch
Đây được xem như một khoản đặt cọc bắt buộc, nhằm đảm bảo nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ khi thị trường có biến động bất lợi.
Mỗi 1 hợp đồng được quy định trong giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ có những mức ký quỹ yêu cầu ban đầu khác nhau
Nhà đầu tư cần tìm hiểu thông số này để lựa chọn sản phẩm phù hợp và quản trị tài khoản tốt nhất.
Ví dụ: Với sản phẩm Ngô Mini thì ký quỹ tối thiểu với doanh nghiệp là 5,945,940 VNĐ (theo Quyết định số 183QĐ/TGĐ-MXV ngày 28/2/2025 và Quyết định số 73QĐ/TGĐ-MXV ngày 21/1/2025)
Lưu ý: Với nhà đầu tư cá nhân thì cần thêm 20% của số tiền ký quỹ tối thiểu này

L

M

Mã hàng hóa

Đây là ký hiệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình giao dịch. Việc quy định mã hàng hóa làm giảm bớt độ dài của tên hàng hóa và hợp đồng trong quá trình giao dịch.
Mỗi Sở/Sàn giao dịch hàng hóa sẽ có những cách đặt Mã hàng hóa khác nhau, tuy nhiên, các mã hàng hóa đó sẽ có đặc trưng của sản phẩm được đặt tên. (Ngô – Corn – ZC hay Dầu thô WTI – Crude oil – CLE)
Hiện tại, ký hiệu được sử dụng để giao dịch tại Việt Nam là ký hiệu trên phần mềm giao dịch CQG
VD:
+Với sản phẩm Futures: ZCE – Ngô; KCE – Cà phê Arabica; …
+Với sản phẩm Option: C.ZWA / P.ZWA ( C là call option, P là put option)

Mã hợp đồng

Mã hợp đồng cung cấp các thông tin cần thiết cho người sử dụng sản phẩm
Cấu tạo của Mã hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn = Mã hàng hóa + Mã tháng đáo hạn + Năm đáo hạn
Cấu tạo của Mã hợp đồng quyền chọn = C(call)/P(put) + . +Mã hàng hóa + Mã tháng đáo hạn + Năm đáo hạn + Giá giao dịch
Trong đó:
Mã hàng hóa: được quy định trong đặc tả hợp đồng hàng hóa tương ứng
Mã tháng: được quy định theo các chữ cái cố định
Mã năm đáo hạn được quy định là hai số cuối của năm
C – Call: Quyền chọn mua
P – Put: Quyền chọn bán
VD: Mã hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô CBOT đáo hạn tháng 9 năm 2018: mã hàng hóa “ZCE” + mã tháng “U” + mã năm “18” = ZCEU18
Mã hợp đồng quyền chọn Mua Lúa mỳ tháng 7 năm 2024 tại giá 460’00: C (call) + ZWA (Ngô) + N (tháng 7) + 24 (mã năm) + 46000 = C.ZWAN2446000

N

Ngày đăng ký giao nhận

Đây là ngày làm việc mà yêu cầu các bên tham gia (giao dịch mua và bán hợp đồng phái sinh) đăng ký việc giao nhận hàng hóa thực tế với Sở giao dịch hàng hóa.
Sau khi kết thúc ngày này, các bên sẽ xác định được mức giá giao nhận hàng hóa thực tế và sẽ thực hiện việc nắm giữ vị thế của mình đến các mốc Ngày thông báo đầu tiên và ngày giao dịch cuối cùng.
Tại Việt Nam hiện chưa cho đăng ký giao nhận hàng thực tế, nên các bên giao dịch sẽ ưu tiên quan tâm vào các ngày Thông báo đầu tiên và ngày giao dịch cuối cùng
VD: Với sản phẩm Ngô Mini CBOT thì ngày đăng ký giao nhận là ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên (First Notice Day)

Ngày thông báo đầu tiên (FND) được quy định trong đặc tả hợp đồng, yêu cầu bên nắm giữ vị thế Mua hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn sẽ có nghĩa vụ kiểm tra xem mình có thực tế nhận hàng thực là tài sản cơ sở của hợp đồng hay không. Sau ngày này, nếu Bên Mua vẫn nắm giữ vị thế tức là chấp nhận việc nhận hàng thực tế theo quy định hợp đồng.
Bên bán vẫn giao dịch bình thường cho tới khi nhận được thông báo Ngày giao dịch cuối cùng
Tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh chỉ dừng lại ở nghĩa vụ tài chính. Do đó, khi nhận được thông báo này, các vị thế Mua phải được tất toán theo quy định của MXV và đồng thời, trước FND một khoảng thời gian, các vị thế mở Mua mới sẽ không được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro thị trường. Nếu chưa thực hiện tất toán vị thế, MXV sẽ được phép tất toán bắt buộc đối với các vị thế đó
Mỗi hàng hóa quy định ngày thông báo đầu tiên khác nhau hoặc thậm chí không có ngày thông báo đầu tiên (tùy từng Sở giao dịch)
Ví dụ:
Đậu tương quy định FND là Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn
Cà phê Arabica quy định FND là 07 ngày làm việc trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn
Đồng LME lại không có FND

Ngày giao dịch cuối cùng (Last Trading Day)

Ngày giao dịch cuối cùng (LTD) được quy định ngày cụ thể để xác nhận nghĩa vụ giao hàng của bên nắm giữ vị thế Bán đối với hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn. Sau ngày này, nếu những vị thế được duy trì thì những chủ thể đó sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp hàng hóa theo quy định hợp đồng cho Sở giao dịch.
Tại Việt Nam, nghĩa vụ chỉ dừng lại ở thanh toán tài chính. Do đó, khi nhận thông báo về ngày này, các vị thế Bán bắt buộc phải tất toán theo quy định của MXV, và đồng thời, trước LTD một khoảng thời gian nhất định, các vị thế mở Bán mới sẽ không được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro. Nếu đến thời gian quy định mà chưa thực hiện tất toán, MXV sẽ được phép tất toán bắt buộc các vị thế này
Mỗi một sản phẩm hoặc mỗi một Sở giao dịch sẽ có quy định về LTD khác nhau
Ví dụ:
Lúa mỳ CBOT quy định LTD là Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn
Đồng COMEX quy định LTD là Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn

O

 

P

Phương thức thanh toán

Các thức giao dịch đối với các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn giao dịch có thể là giao nhận hàng thực tế hay thanh toán tài chính
Giao nhận hàng thực tế – yêu cầu các bên tham gia vào hợp đồng, nếu thực sự có nhu cầu thì sẽ thực hiện việc giao nhận hàng hóa thực tế qua Sở giao dịch
Thanh toán tài chính – Các bên chỉ phải thực hiện việc tất toán vị thế khi tham gia giao dịch cho tới ngày quy định
Ở Việt Nam, việc giao dịch chỉ dừng lại ở Thanh toán tài chính khi tới các ngày quy định là ngày Thông báo đầu tiên (First Notice Day – FND) và ngày giao dịch cuối cùng (Last Trading Day – LTD)

Q

R

S

Sở/Sàn giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange)

Sở/Sàn giao dịch hàng hóa cho cho phép giao dịch các sản phẩm tài chính và sản phẩm hàng hóa vật chất theo quy định
Giao dịch qua Sở/Sàn giao dịch ít khi được thực hiện giao nhận hàng hóa vật chất. Thay vào đó là các giao dịch tài chính, giao dịch hợp đồng phái sinh hàng hóa
Hiện tại vẫn còn nhiều Sở/Sàn giao dịch hàng hóa đang hoạt động mạnh mẽ như CME, LME, SHFE…

Sở giao dịch hàng hoá COMEX

COMEX cho phép nhà đầu tư giao dịch các sản phẩm kim loại như vàng, bạc, bạch kim và nhôm.
Hầu hết giao dịch trên COMEX không dẫn đến việc chuyển giao hàng hóa vật chất, chỉ dừng lại ở giao dịch tài chính. COMEX không cung cấp kim loại mà đóng vai trò là đơn vị trung gian.
COMEX đã sáp nhập với New York Mercantile Exchange (NYMEX) vào năm 1994 và trở thành nền tảng chịu trách nhiệm giao dịch kim loại của mình.
Hiện tại, COMEX và NYMEX đang là các bộ phận của CME Group

Sở giao dịch hàng hoá CME

CME ban đầu được gọi là Hội đồng Bơ và Trứng Chicago và được sử dụng để giao dịch các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và ngô, trước khi chính thức đổi tên là CME
Năm 2007, CME sáp nhập với Chicago Board of Trade để tạo ra CME Group, một trong những đơn vị điều hành sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới
Năm 2008, CME đã mua lại NYMEX Holdings, Inc., công ty mẹ của New York Mercantile Exchange (NYMEX) và Commodity Exchange, Inc (COMEX)

Sở giao dịch hàng hoá ICE

Sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa (Intercontinental Exchange) được thành lập vào năm 2000 tại Atlanta, Georgia, với mục tiêu tạo ra một nền tảng giao dịch hàng hóa điện tử hiệu quả và minh bạch.
Sàn giao dịch này đã mở rộng hoạt động của mình bằng việc mua lại New York Board of Trade (NYBOT) vào năm 2007 và NYSE Euronext vào năm 2013, biến ICE trở thành một trong những sàn giao dịch lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới.
ICE có nhiều văn phòng trên thế giới như ICE US, ICE Europe (Trước đây là LIFFE)…
ICE cho phép các sản phẩm năng lượng, cụ thể là dầu thô và dầu tinh chế, khí đốt tự nhiên, điện, khí thải, đường, bông và cà phê, bên cạnh hoạt động giao dịch tiền mặt nước ngoài và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu .

Sở giao dịch hàng hoá LME

Đây là sàn giao dịch lớn nhất cho các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đối với kim loại cơ bản, bao gồm nhôm, kẽm, chì, đồng và niken. Sàn giao dịch này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch các kim loại quý như vàng và bạc.
LME có ba phương pháp giao dịch kim loại: đấu giá công khai , thông qua nền tảng giao dịch điện tử LME Select hoặc qua hệ thống điện thoại
Các sàn giao dịch lớn trên thế giới gần như chuyển hoàn toàn sang giao dịch điện tử, thì LME vẫn tiếp tục giữ cách giao dịch Hô giá công khai (đấu giá gặp mặt trực tiếp tại Sàn – hình thức giao dịch đã có từ rất lâu)

Sở giao dịch hàng hoá LIFFE

Sàn giao dịch quyền chọn và tương lai tài chính quốc tế London (LIFFE) là một sàn giao dịch tương lai có trụ sở tại London, được thành lập vào năm 1982. Sau khi sáp nhập với London Traded Options Market vào năm 1993, sàn cũng bắt đầu cung cấp quyền chọn cổ phiếu. Sau đó, chính thức sàn đổi tên thành London International Financial Futures and Options Exchange.
LIFFE được đổi tên thành ICE Futures Europe (ICE EU)sau một loạt các vụ sáp nhập và mua lại khiến nó thuộc quyền sở hữu của Intercontinental Exchange (ICE)

Sở giao dịch hàng hoá NYMEX

NYMEX là sàn giao dịch hàng hóa được thành lập vào năm 1872 và được CME Group mua lại vào năm 2008 (lý do cho là không thể tự mình tồn tại về mặt thương mại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu)
Sàn giao dịch này niêm yết các hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với nhiều loại kim loại, năng lượng và hàng hóa nông nghiệp.
Trước khi sáp nhập vào CME Group, NYMEX cũng từng giao dịch hô giá công khai tại Sàn, nơi các nhà giao dịch “mặc cả” giá trực tiếp với nhau và thống nhất giá của thị trường. Tuy nhiên, khi mà thị trường và công nghệ ngày càng phát triển, NYMEX đã xóa bỏ hình thức này vào năm 2006 và chuyển hoàn toàn sang giao dịch điện tử

Sở giao dịch hàng hoá SGX

Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (Singapore Exchange – SGX) được thành lập vào năm 1999, là kết quả của sự hợp nhất giữa Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (Stock Exchange of Singapore) và Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (Singapore International Monetary Exchange).
SGX cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà đầu tư toàn cầu với các thị trường châu Á

Spread

T

Tháng đáo hạn

Trong giao dịch, có thể hiểu đây là tháng cuối cùng mà hợp đồng còn hiệu lực và có thể giao dịch được. Các sản phẩm khác nhau sẽ có tháng đáo hạn khác nhau (phụ thuộc vào tính chất của từng sản phẩm)
12 tháng đáo hạn được quy định như sau:
Tháng 1- F; Tháng 2- G; Tháng 3 – H; Tháng 4 – J; Tháng 5 – K; Tháng 6 – M; Tháng 7 – N; Tháng 8 – Q; Tháng 9 – U; Tháng 10 – V, Tháng 11- X; Tháng 12 – Z
Ví dụ:
– Sản phẩm Đậu tương có các tháng đáo hạn là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 11
– Sản phẩm Bông có các tháng đáo hạn là: 3, 5, 7, 10, 12

Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch được quy định với từng sản phẩm và từng Sàn giao dịch.
Biết được thời gian giao dịch, các đối tượng tham gia sẽ theo dõi được thời điểm giao dịch phù hợp trên thị trường
Đối với các sản phẩm được niêm yết ở khu vực Châu Âu hay Châu Mỹ, sẽ được thay đổi theo mùa. Trong đó, giờ mùa đông sẽ chậm hơn 1 tiếng so với giờ mùa hè
Ví dụ:
Sản phẩm Đồng COMEX được giao dịch giờ mùa hè là từ 5h sáng đến 4h sáng hôm sau và mùa đông là 6h sáng đến 5h sáng hôm sau (Theo giờ Việt Nam)

Tiêu chuẩn chất lượng

Sản phẩm hàng hóa được giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ được yêu cầu chất lượng cụ thể cho từng mặt hàng. Đây là 1 đặc điểm khác đối với thị trường OTC khi hàng hóa có thể không được quy định theo 1 yêu cầu cụ thể hoặc quá nhiều loại
Hàng hóa có các loại khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Hoặc giữa các Sở giao dịch khác nhau sẽ khác nhau
Ví dụ:
Nhôm LME có yêu cầu về độ tinh khiết là 99.70%
Nhôm COMEX yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ

U

V

W

X

Y

Z

 

Zalo